(Danong.com) Xoắn tinh hoàn được xem là nguyên nhân chính gây tổn thương tinh hoàn ở nam giới. Những người có khả năng mắc bệnh cao là những thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi và những người trưởng thành có độ tuổi từ 30 trở lên. Xoắn tinh hoàn là trạng thái tinh hoàn bị đau do ống dẫn tinh bị xoắn lại làm cho máu không thể lưu thông đến tinh hoàn một cách bình thường. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ tinh hoàn bị xoắn vì máu không thể cung cấp oxy cho các tế bào tinh hoàn.
Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xoắn tinh hoàn là do sự bất thường của cấu tạo tinh hoàn. Sự bất thường này sẽ khiến cho ống dẫn tinh dễ bị xoắn hơn và cản trở sự lưu thông của máu đến tinh hoàn. Tình trạng này có thể tự phát hoặc do bị chấn thương. Theo thống kê có khoảng 40% nam giới có vấn đề về mặt cấu tạo tinh hoàn. Những triệu chứng của tình trạng xoắn tinh hoàn Khi bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh hoàn rất đau đớn, thậm chí là đau cả vùng bụng và tinh hoàn có thể bị sưng to. Đồng thời tinh hoàn cũng bị co rút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có cảm giác buồn nôn và toàn thân bị sốt. Khi phát hiện hay nghi ngờ mình bị xoắn tinh hoàn thì bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, tìm ra hướng điều trị đúng đắn và kịp thời. Nếu được điều trị trong vòng 6 tiếng kể từ khi bị đau và sưng thì khả năng tinh hoàn được cứu chữa là 100%. Nhưng nếu sau 6 tiếng thì khả năng này sẽ giảm dần và nếu sau 24 tiếng thì hy vọng cứu được tinh hoàn sẽ rất thấp. Kiểm tra và điều trị Một trong những dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán bệnh là tinh hoàn bị đau, sưng và co rút. Ngoài ra, các kiểm tra khác gồm có xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn có thể chụp X quang để kiểm tra sự lưu thông của máu. Sau đó, phụ thuộc vào những kết quả thu được mà bác sĩ sẽ tìm ra hướng điều trị thích hợp và cụ thể. Một trong những cách điều trị bệnh xoắn tinh hoàn thông dụng nhất là thông qua phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có thể chữa hết bệnh mà không cần phẫu thuật nhưng rất hiếm. Mục đích của việc phẫu thuật là để cứu tinh hoàn. Sau khi ống dẫn tinh được tháo xoắn thành công thì sẽ được khâu vào trong thành bìu để phòng trừ khả năng bị xoắn trở lại. Đối với những người bị cắt bỏ tinh hoàn do bị hoại tử thì có thể gắn tinh hoàn giả cho thẩm mĩ. Sau khi bị cắt bỏ một tinh tinh hoàn thì khả năng sinh sản của nam giới vẫn được duy trì nhưng những người này nên hạn chế chơi các môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến tinh hoàn còn lại. |